• ỨNG DỤNG TRA CỨU
        • XKLĐ CÁC NƯỚC KHÁC

        • Singapore:

          10 Anson Road , #13-09, International Plaza, Singapore 079903

          Seychelles:

          House of Francis, Room 303, Ile Du Port Mahe, Seychelles

          Vietnam:

          3F, Indochina Riverside Tower, 74 Bach Dang st, Hai Chau dist, Danang

          Vietnam:

          Back Office - GIG Living Building, An Bac 4 st, Danang

          Liên hệ với chúng tôi

Các Điều kiện để định cư ở châu Âu An Toàn và Tốt Nhất

Nhu cầu định cư tại những quốc gia phát triển trên thế giới của người Việt Nam ngày càng tăng cao. GIG nhận định rằng, xu hướng định cư quốc tế của nhà đầu tư Việt Nam đã và đang có nhiều thay đổi và trong tương lai sẽ chuyển hướng mạnh mẽ. Thay vì chỉ tập trung vào nơi đã bão hòa định cư như Mỹ, Australia, người Việt bắt đầu tìm hiểu thông tin về các chương trình nhận quốc tịch châu Âu từ quốc gia phát triển khác như Ireland, Malta, Cộng hòa Síp, Latvia.

Có rất nhiều quốc gia phát triển, chất lượng sống cùng với hệ thống giáo dục, y tế, an sinh xã hội tuyệt vời trên thế giới để định cư. Tuy nhiên, không phải đất nước nào cũng cho phép người nước ngoài được cư trú một cách dễ dàng. Các tiêu chí để lựa chọn định cư ở châu Âu? Định cư ở nước nào tốt? Nơi nào tạo điều kiện phát triển sự nghiệp? Hàng loạt những câu hỏi khiến rất nhiều người phải khó khăn suy nghĩ. Thông qua bài viết sau, GIG sẽ giúp giải đáp những thắc mắc đó.

Điều kiện định cư châu Âu An toàn và tốt nhất
Điều kiện định cư châu Âu An toàn và tốt nhất

Các tiêu chí hay điều kiện để lựa chọn định cư ở châu Âu an toàn

Trải qua nhiều quá trình tư vấn, giải đáp nhiều thắc mắc về định cư ở châu Âu hay sở hữu quốc tịch châu Âu của khách hàng, GIG nhận thấy nhiều khách hàng vẫn còn đang suy nghĩ hay mập mờ rằng không biết có nên định cư ở châu Âu hay làm việc tại châu Âu hay không. GIG hiểu rằng khi đầu tư định cư quốc tế, đặc biệt là đầu tư định cư ở châu Âu sẽ giúp doanh nghiệp cũng như gia đình Việt gặt hái nhiều thành quả. Tuy nhiên, hiện nay không ít nhà đầu tư, doanh nghiệp, gia đình Việt đang gặp khó khăn trong vấn đề này. Để thành công, nhà đầu tư cần có tiêu chí lựa chọn đúng đắn và chiến lược bài bản. Sau đây, GIG sẽ nêu ra một số tiêu chí để giúp quý vị định vị được mục tiêu là có muốn định cư ở châu Âu hay không.

  • Nước nào sẽ mang lại cuộc sống mới mà quý vị mong muốn (công việc, cuộc sống, môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội,…)
  • Nước nào có chính sách nhập cư phù hợp với điều kiện quý vị đang có nhất. GIG dám chắc rằng không có câu trả lời chung cho câu hỏi định cư nước nào dễ nhất, hay định cư ở châu Âu nước nào tốt nhất, mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi người cụ thể.
  • Chi phí ngân sách khi nhập cư nước nào hợp với tình hình tài chính của quý vị. Nếu khả năng tài chính không quá cao, quý vị nên tìm định cư nước nào rẻ nhất có thể. Quý vị nên cân nhắc thật chi tiết và cụ thể về ngân sách trước khi quyết định. Bởi vì số tiền đầu tư không nên là tất cả tài sản mà quý vị đang có. Khi sang một nước khác sinh sống, quý vị còn phải trăn trở về chuyện nhà ở, việc làm, kinh doanh, … Cho nên, khoảng đầu tư định cư ở châu Âu này chỉ nên chiếm một phần trong tổng ngân sách chuẩn bị để định cư của quý vị.
  • Lợi ích mà chương trình đầu tư định cư mang lại là gì, có phù hợp với mong muốn của quý vị không. Có thể nói rằng, những chương trình đầu tư định cư ở châu Âu thường đem đến rất rất nhiều lợi ích cũng như quyền lợi cho người người nhập cư hợp pháp vào châu Âu. Tuy nhiên, những lợi ích đó liệu có phải là điều mà quý vị đang mong muốn hay không.
  • Sở thích cá nhân. Không phải chương trình đầu tư định cư ở châu Âu nào tốt cũng đều hợp lòng hợp ý với quý vị. Do đó, trong lúc lựa chọn chương trình đầu tư thẻ xanh hay quốc tịch châu Âu, quý vị nên cân nhắc xem, đất nước đó có phù hợp với mình không hoặc quý vị có thể tham gia tour khảo sát thực địa ở đất nước đó trước khi đi định cư để có thể đạt được kết quả như mong muốn nhất.

Định cư ở một đất nước khác xa với văn hóa phương đông chúng ta như định cư ở châu Âu là một quyết định vô cùng quan trọng của đời người. Vì vậy quý vị phải cân nhắc thật kỹ lưỡng mọi vấn đề, xem xét mọi trường hợp có phù hợp với mong muốn, tiêu chí mà quý vị đã đề ra hay không. Điều quý vị cần quan tâm không phải chỉ là định cư nước nào dễ nhất hay định cư nước nào rẻ nhất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết định, mong muốn bản thân cùng những suy xét tình hình thực tế.

So sánh chương trình thường trú nhân và quốc tịch châu Âu

Với những người quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề nhập cư hay định cư ở châu Âu, hay du học sinh quốc tế muốn lưu trú và làm việc dài hạn tại châu Âu thì hai khái niệm “thường trú nhân” hay “công dân” hẳn đã không còn quá xa lạ. Đây có thể được xem là đích đến của rất nhiều cá nhân do những quyền lợi hấp dẫn từ môi trường sinh hoạt, làm việc, học tập đến y tế từ các nước mang lại.

Tuy cụm từ “thường trú nhân” và “công dân” đã phổ biến, nhưng đôi khi chúng ta vẫn còn những khúc mắc, nhầm lẫn về đặc điểm cũng như ưu thế của hai hình thức định cư này. Hãy cùng GIG điểm qua định nghĩa và tính chất chung của hai khái niệm này qua nội dung sau đây.

So sánh chương trình thường trú nhân và quốc tịch châu Âu
So sánh chương trình thường trú nhân và quốc tịch châu Âu

Những quyền lợi chung khi định cư ở châu Âu

– Thường trú nhân và công dân của một quốc gia đều có quyền sinh sống và làm việc vô thời hạn tại quốc gia ở châu Âu – nơi mà quý vị đăng ký thẻ thường trú hoặc thẻ công dân, và được lưu trú và tự do đi lại ở nhiều quốc gia khác trong khối Schengen trong thời gian được quy định cụ thể theo từng nước.

– Được học tập với chi phí miễn giảm trong các bậc trung học, và vay mượn nợ để học đại học tại quốc gia đó, hoặc được du học đến quốc gia khác trong khối với giá học phí ưu đãi.

– Hưởng đầy đủ các quyền lợi về y tế, phúc lợi của quốc gia sở tại.

 Điểm khác nhau giữa thường trú nhân và quốc tịch châu Âu

– Cá nhân có thường trú nhân thường không phải là công dân, hay không có quốc tịch châu Âu tại quốc gia đang thường trú. Nhưng cá nhân là công dân thường đã có quốc tịch ở quốc gia thường trú bao gồm: được sinh ra tại quốc gia đó, có bố mẹ là công dân của quốc gia đó, kết hôn với công dân của quốc gia đó, tham gia đầu tư nhập tịch, đăng ký xin quốc tịch từ thường trú nhân.

– Cá nhân có thường trú nhân phải gia hạn thời gian cư trú hàng năm. Sau một số năm nhất định mới có thể xin nhập tịch. Còn công dân – người sở hữu quốc tịch châu Âu sẽ phải không làm việc này.

– Cá nhân sau khi định cư ở châu Âu để sở hữu thẻ thường trú nhân thì không có passport tại nước đó, nếu muốn đi sang nước khác phải cầm theo giấy tờ chứng minh trạng thái thường trú và passport gốc. Còn công dân thì được sở hữu passport, được miễn visa hay chỉ cần làm e-visa để đi đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

– Cá nhân có thường trú nhân thường có khả năng bị thu hồi cao hơn nếu như vi phạm pháp luật nghiêm trọng, lạm dụng phúc lợi xã hội hay rời khỏi quốc gia thường trú quá lâu. Còn công dân sẽ không bị trục xuất hay tước quyền công dân vì bất kỳ lý do gì, trừ trường hợp giả mạo hay gian dối trong thủ tục nhập tịch châu Âu ban đầu.

– Cá nhân có thường trú nhân sẽ Không có quyền tham gia bầu cử, ứng cử hay gia nhập các tổ chức/cơ quan chính phủ, quân đội và quốc phòng nhất định. Còn công dân thì toàn quyền được hưởng quyền công dân của Liên minh châu Âu, trong đó có nội dung được  toàn quyền ứng cử, tuyển cử và tham gia vào hệ thống chính trị, quân đội.

Như vậy, để quá trình đầu tư định cư ở châu Âu đi đúng hướng và thành công, quý vị cần phải tìm hiểu thật kỹ các chương trình đầu tư rồi sau đó mới đưa ra sự lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất cho bản thân. Nếu quý vị còn bất cứ thắc mắc hay gặp rắc rối trong quá trình chọn lựa chương trình định cư ở châu Âu phù hợp với bản thân, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline 0981 557 998 hoặc đặt câu hỏi với chuyên gia GIG ngay bên dưới, chuyên gia chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp với quý vị trong thời gian sớm nhất.

Các câu hỏi thường gặp về Điều kiện ĐỊNH CƯ Ở CHÂU ÂU

Đầu tư định cư ở châu Âu có quy định về trình độ học vấn hay ngoại ngữ không?

Mỗi quốc gia sẽ có những điều kiện cụ thể để áp dụng cho các công dân quốc tế đầu tư định cư vào quốc gia họ. Điều kiện chung thường được đưa ra đó là yêu cầu về tài chính, cụ thể quý vị sẽ phải đầu tư vào bất động sản, cổ phần doanh nghiệp, mua trái phiếu chính phủ hoặc quyên góp…

Khi tham gia các chương trình đầu tư định cư, một số quốc gia sẽ không yêu cầu ứng viên phải có trình độ học vấn, ngoại ngữ… Thủ tục xét duyệt hồ sơ không quá phức tạp, thường thì quý vị chỉ cần có lý lịch tư pháp trong sạch, không có tiền án tiền sự thì quá trình duyệt hồ sơ rất nhanh. Thông thường, khi định cư ở châu Âu, quý vị nên chuẩn bị hành trang cho mình là tiếng Anh để có thể hòa nhập cuộc sống dễ dàng. Tại các nước châu Âu đều có những chương trình đào tạo ngôn ngữ bản địa miễn phí, nên quý vị cũng không cần phải lo lắng về điều này.

Quốc tịch châu Âu và quốc tịch EU có giống nhau không?

Đa số hiện nay, mọi người thường nhầm lẫn giữa cụm từ “quốc tịch châu Âu” và “quốc tịch EU”. Nhưng thật ra, hai cụm từ này có sự khác biệt lớn đó là “quốc tịch châu Âu” là quốc tịch của một nước của châu Âu nhưng chưa gia nhập EU. Còn quốc tịch EU là quốc tịch của một đất nước thành viên EU (sử dụng đồng tiền chung Euro).

Với quốc tịch châu Âu chưa gia nhập EU, quý vị và gia đình chỉ được hưởng quyền công dân tại quốc gia đó. Với quốc tịch một nước thành viên EU, nhà đầu tư và gia đình được hưởng quyền công dân EU, có thể tự do sinh sống, làm việc, học tập tại bất kỳ quốc gia EU nào như Bulgaria, Malta, Síp, Latvia,…

Điều kiện để nhập quốc tịch châu Âu là gì?

Theo xu thế hiện nay, nhiều nhà đầu tư có ý định ra nước ngoài định cư thường lựa chọn các quốc gia phát triển nằm trong top đầu của thế giới Mỹ, Úc, Canada, Châu Âu,…Trong đó, việc nhập quốc tịch châu Âu được nhiều nhà đầu tư Việt quan tâm quan tâm. Nhưng để có thể nhanh chóng có quốc tịch tại các nước trong khối EU này thì việc đầu tiên cần phải làm trước hết là xác định điều kiện để được nhập tịch châu Âu như quốc tịch Síp, quốc tịch Malta,…

Đối với mỗi quốc gia khác nhau thì điều kiện để nhập tịch không giống nhau, tuy nhiên để có thể nhập cư, trước tiên quý vị phải sở hữu thường trú nhân và đáp ứng được một số yêu cầu chung như: Phải từ 18 tuổi trở lên; Lý lịch tư pháp trong sạch, không có tiền án tiền sự; Phải tuân thủ pháp luật của quốc gia bạn định cư và quy định chung của khối Liên minh châu Âu – EU; Chứng minh tài chính trong sạch; Là người có phẩm chất đạo đức tốt, chưa từng có hành vi vi phạm pháp luật trong cộng đồng EU và đáp ứng điều kiện về thời gian thường trú nhân định cư tại quốc gia đó.

ĐẶT CÂU HỎI ĐẾN CHUYÊN GIA CHÚNG TÔI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhận tài liệu định cư miễn phí

GỬI BỘ TÀI LIỆU VỀ
CHƯƠNG TRÌNH NÀY CHO TÔI

”Hệ thống sẽ gửi cho quý khách bộ tài liệu liên quan đến Giáo Dục Cho Con Toàn Cầu hiện nay”

“Hệ thống sẽ Gửi Email và SMS thông báo cho quý khách link tải bộ tài liệu sau khi nhấn gửi”

GỬI CV ĐẾN CHUYÊN GIA

Gửi câu hỏi tới chuyên gia chúng tôi

Hãy để lại thông tin cho chúng tôi, chuyên gia chúng tôi sẽ kết nối tới các bạn trong vòng 24h đồng hồ. Cảm ơn!

Gửi câu hỏi tới chuyên gia chúng tôi

KẾT NỐI