• ỨNG DỤNG TRA CỨU
        • XKLĐ CÁC NƯỚC KHÁC

        • Singapore:

          10 Anson Road , #13-09, International Plaza, Singapore 079903

          Seychelles:

          House of Francis, Room 303, Ile Du Port Mahe, Seychelles

          Vietnam:

          3F, Indochina Riverside Tower, 74 Bach Dang st, Hai Chau dist, Danang

          Vietnam:

          Back Office - GIG Living Building, An Bac 4 st, Danang

          Liên hệ với chúng tôi

Cách tự kiểm tra COVID-19: Xem mình có nhiễm hay không?

Làm thế nào để biết mình có bị nhiễm Covid-19 hay không? Corona virus có thể không có dấu hiệu lây nhiễm trong nhiều ngày. Quý vị nên dành một chút thời gian đọc bài viết này để chia sẻ cho bạn bè, người thân cách nhận biết và tự kiểm tra xem mình có nhiễm Covide-19 hay không?

Video hướng dẫn cách tự kiểm tra covid tại nhà với GIG

Cách Nhận Biết Bạn Có Nhiễm Covid-19 Không? (Cách tự kiểm tra có nhiễm Covid hay không tại nhà)

Với cách tự kiểm tra Covid này thì chỉ cần vào thời điểm bị sốt và ho đến khi đến bệnh viện thì phổi thường là 50% xơ hóa và đã quá muôn. Vậy dưới đây là những cách GIG chia sẻ cho quý cách tự biết mình có bị nhiễm Covid-19 hay không.

– Nếu bạn bị sổ mũi, dãi, có đờm – Bạn bị bệnh cảm thông thường mà thôi.

– Coronavirus biểu hiện chỉ ho khan, không có sổ mũi

– Covid-19 này không chịu nổi nhiệt độ cao, rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ vào khoảng 26/27 Celcius.

– Nếu có ai đó hắt xì, virus sẽ bay khoảng (3m) trước khi rơi xuống đất và không còn tồn tại trong không gian.

– Nếu nó bám trên bề mặt kim loại, nó có thể sống ít nhất khoảng 12 giờ – Vì vậy, nếu bạn chạm vào loại bề mặt này, rửa tay với xà phòng ngay.

– Trên bề mặt vải, chúng sống khoảng 6-12 giờ, loại xà phòng giặt thông thường đủ để giết chúng.

– Thường xuyên Uống nước nóng và ấm hiệu quả trị mọi virus. Đừng uống nước có đá.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng, vì chúng chỉ có thể sống trên tay bạn khoảng 5-10 phút – Tuy nhiên, có nhiều chuyện xảy ra trong khoảng thời gian này – bạn có thể giụi mắt, móc mũi mà không để ý, vậy nên cần phải hết sức chú ý.

– Nên súc miệng thường xuyên để ngăn ngừa – Chỉ một dung dịch muối thông thường với nước ấm là đủ có thể tiêu diệt em Corona này.

– Cực kỳ quan trọng: Phải uống thật nhiều nước! Hi vọng cách kiểm tra covid (cách test covid) tại nhà trên đây sẽ giúp ích nhiều cho các bạn, lưu ý nhỏ với các bạn là cách tự kiểm tra covid tại nhà sẽ không chính xác tuyệt đối, vì vậy cách kiểm tra covid trên chỉ giúp bạn tự kiểm tra covid tại nhà để giúp bạn an tâm hơn, nếu muốn chính xác tuyệt đối, bạn phải thử test nhanh + máy xét nghiệm nhanh (rapid test kit) để phát hiện virus này.

Cách nhận biết và tự kiểm tra xem mình có nhiễm COVID-19 không?
Cách nhận biết và tự kiểm tra xem mình có nhiễm COVID-19 không?

Áp dụng cách tự kiểm tra Covid để nhận biết triệu chứng bị nhiễm Corona:

– Covid-19 sẽ nhiễm cổ họng trước, vì vậy bạn sẽ đau cổ họng khoảng 3, 4 ngày.

– Covid-19 sẽ hòa vào nước mũi, rồi tới khí quản, và phổi, gây viêm phổi – Mất thêm 5, 6 ngày nữa.

– Khi Covid-19 xâm nhập sẽ kèm theo sốt cao và khó thở.

– Khi nhiễm sẽ có cảm giác như đang bị chết đuối. Đi gặp bác sĩ ngay.

Nếu Lỡ Vướng Covid-19 Thì Đây Là Cách Tự Chữa Sau 7 Ngày Nếu Không May Cở Sở Y Tế Quá Tải:

Ở đây là chúng tôi giả định rằng dịch bệnh bùng phát và các trung tâm y tế bị quá tải nhé, còn nếu dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát của nhà nước thì chúng tôi khuyên bạn nên đến cơ sở y tế đúng chuẩn để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Còn đây là cứu cánh trong trường hợp không may xảy ra. Tức nếu bạn nghĩ mình đã bị lây nhiễm Covid-19 có những biểu hiện trên và kèm theo tiêu chảy – người bị nóng sốt lâu không cảm thấy giảm thì hãy làm theo cách sau đây:

– Uống thuốc Tylenol giúp hạ nhiệt nhanh và đắp khăn lạnh vào đầu. Không được sợ hãi, phải thật bình tĩnh vì sống chết có số mạng – mình cố gắng tận hết sức mình – càng sợ hãi về tâm lý thì cơ hội mình càng ít hy vọng hơn – nhớ thật kỹ là không gì sợ hãi khi nhiễm bệnh.

– Tự mình cách ly với gia đình, người thân – tìm một nơi thoáng mát nằm nghỉ ngơi – một nơi có cửa sổ đưa nhiều không khí vào

– Mỗi ngày uống nhiều nước cỡ 3 lít – 1 ly nước cam và cố gắng ăn đủ bữa. Ăn uống đầy đủ chất để cơ thể đủ sức chống lại Virus – nhịn đói rất nguy hại. Pha 1 ly nước trà ấm pha đường tạm thời.

– Lúc nóng sốt nên dùng cách đắp khăn lạnh lên đầu người bệnh giúp hạ nhiệt, thay khăn lạnh nhiều lần.

– Tylenol là thuốc tốt nhất sử dụng trong lúc ngực bị đau và uống thuốc ho nếu bị ho nhiều – NHỚ CHO KỸ thuốc ho

– Sau khi ăn đủ bữa, uống thuốc giảm đau và thuốc ho thì cố gắng ngủ càng nhiều, càng tốt. Thức dậy thấy đói bụng thì uống 1 ly nước trước khi dùng bữa.

– Nếu bạn làm đúng theo lời chia sẻ này bệnh sẽ giảm dần sau 7 ngày (nếu đến ngày thứ 4 mà thấy không tiến triển thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nhé) – Sau khi hết bệnh này thì cơ thể bạn đã có kháng tố chống lại con virus Vũ Hán, tuy nhiên phổi sẽ bị hơi đau đôi khi và sẽ khỏi sau 1 tháng.

Trong thời gian hết bệnh thì nên tập thở mỗi buổi sáng sớm lúc không khí trong lành. Ngoài ra, để duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể, các bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và ăn uống nghỉ ngơi điều độ.

Hiện tại, có thể nói là rất khó để có thể xác định được những hậu quả và hệ lụy của bệnh dịch viêm phổi cấp Covid-19 gây ra đối với các nước và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng trực tiếp nói riêng, và đối với thế giới nói chung. Tuy nhiên, thông qua bài viết này các chuyên gia tại GIG cũng mong muốn được cung cấp những thông tin bổ ích đến các ban, giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn, bình tĩnh và có các cách phòng chống dịch bệnh hợp lý để chung tay bảo vệ gia đình và mọi người xung quanh. GIG sẽ cố gắng đem đến những thông tin hữu ích và kịp thời nhất đến quý vị.

Quý vị cũng nên theo dõi thông tin được cập nhật mới nhất về số ca mắc bệnh của từng tỉnh thành phố, cả nước và toàn thế giới được GIG cập nhật theo thời gian thực với thông tin từ bộ y tế và WHO Tại đây.

DANH SÁCH CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ VRUS CORONA (COVID-19)

Vi rút Corona nCoV là gì?

Vi rút Corona (nCoV) là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó.

Nguồn gốc của vi rút Corona nCoV từ đâu?

Theo nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh, virus Vũ Hán có nhiều khả năng bắt nguồn từ rắn. Tuy nhiên chúng ta không biết nguyên nhân tại sao rắn lại nhiễm chủng virus này. Ngay từ khi bùng phát bệnh, chợ hải sản và động vật đã bị đóng cửa và khử trùng, điều này khiến cho việc truy tìm nguồn gốc gây bệnh rất khó khăn.

Cơ chế vi rút Corona nCoV lây lan như thế nào?

Vi rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. 

Vi rút cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Những triệu chứng và biến chứng mà vi rút Corona nCoV có thể gây ra?

Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.

Đã có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona nCoV gây ra chưa?

Tại thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona nCoV gây ra. Những người bệnh hiện nay được điều trị giảm các triệu chứng, các trường hợp bệnh nặng sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ tối ưu nhất. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu, thực hiện trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân.

Nhóm độ tuổi nào dễ bị mắc chủng mới của vi rút Corona?

Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chủng mới của vi rút Corona. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn.

Làm thế nào giúp tôi có thể bảo vệ bản thân?

Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona nCoV, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.

– Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

– Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

– Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

– Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng…

– Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.

– Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

– Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

– Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

2. Những người từ Trung Quốc trở về

– Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan y tế sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.

– Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

3. Những người đi đến Trung Quốc

– Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona nCoV.

– Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

– Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Những khuyến cáo nào khi tôi có lịch trình đi lại, du lịch?

1. Tránh đi lại, du lịch nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở
– Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên.
– Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

2. Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm nCoV
– Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho.
– Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn.
– Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng.

3. Sử dụng khẩu trang đúng cách
– Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.
– Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng.
– Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 01 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.

4. Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị ốm
– Nếu cảm thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
– Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

5. Lưu ý quan trọng để phòng, chống lây nhiễm nCoV
– Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm.
– Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
– Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết.

Tôi có thể liên hệ thông báo thông tin bằng cách nào?

Bộ Y tế công bố 02 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: 1900 3228 và 1900 9095.

Cùng với đó, 21 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV:

Bệnh viện Bạch Mai: 0969.851.616
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 0969.241.616
Bệnh viện E: 0912.168.887
Bệnh viện Nhi trung ương: 0372.884.712
Bệnh viện Phổi trung ương: 0967.941.616
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí: 0966.681.313
Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên: 0913.394.495
Bệnh viện Trung ương Huế: 0965.301.212
Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969.871.010
Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: 0907.736.736
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội: 0904.138.502
Bệnh viện Vinmec Hà Nội: 0934.472.768
Bệnh viện Đà Nẵng: 0903.583.881
Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: 0967.341.010
Bệnh viện Nhi đồng 1: 0913.117.965
Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798.429.841
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819.634.807
Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913.464.257
Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa: 0965.371.515
Bệnh viện tỉnh Thái Bình: 0989.506.515
Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn: 0396.802.226

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương.

Làm thế nào để kiểm tra một người có nhiễm nCoV?

Các kiểm tra chẩn đoán chính xác nCoV chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng nCoV đó gồm kỹ thuật Giải trình tự gene thế hệ mới (Next Generation Sequencing – NGS) và kỹ thuật Real time RT – PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm vi rút Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định./

Từ khóa tìm kiếm liên quan về cách tự kiểm tra corona (Covid19):

Cách tự kiểm tra covid 19, cách tự kiểm tra nhiễm corona, cách kiểm tra xem, cách tự kiểm tra covid, tự kiểm tra covid, cách tự kiểm tra corona, cách kiểm tra mình có bị covid, cách kiểm tra covid 19, cách tự kiểm tra covid tại nhà, cách kiểm tra covid, cách kiểm tra có bị covid, cach kiem tra covid, tự kiểm tra covid tại nhà, cách test covid, cách thử covid, kiểm tra covid, cách kiểm tra nhiễm covid, cách kiểm tra covid tại nhà, kiểm tra covid tại nhà.

 

ĐẶT CÂU HỎI ĐẾN CHUYÊN GIA CHÚNG TÔI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhận tài liệu định cư miễn phí

GỬI BỘ TÀI LIỆU VỀ
CHƯƠNG TRÌNH NÀY CHO TÔI

”Hệ thống sẽ gửi cho quý khách bộ tài liệu liên quan đến Giáo Dục Cho Con Toàn Cầu hiện nay”

“Hệ thống sẽ Gửi Email và SMS thông báo cho quý khách link tải bộ tài liệu sau khi nhấn gửi”

GỬI CV ĐẾN CHUYÊN GIA

Gửi câu hỏi tới chuyên gia chúng tôi

Hãy để lại thông tin cho chúng tôi, chuyên gia chúng tôi sẽ kết nối tới các bạn trong vòng 24h đồng hồ. Cảm ơn!

Gửi câu hỏi tới chuyên gia chúng tôi

KẾT NỐI