• ỨNG DỤNG TRA CỨU
        • XKLĐ CÁC NƯỚC KHÁC

        • Singapore:

          10 Anson Road , #13-09, International Plaza, Singapore 079903

          Seychelles:

          House of Francis, Room 303, Ile Du Port Mahe, Seychelles

          Vietnam:

          3F, Indochina Riverside Tower, 74 Bach Dang st, Hai Chau dist, Danang

          Vietnam:

          Back Office - GIG Living Building, An Bac 4 st, Danang

          Liên hệ với chúng tôi

Thủ tục đăng ký làm mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2-1 Online A-Z

Để làm thủ tục đăng ký mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2 cần những giấy tờ gì? Tại sao phải làm lý lịch tư pháp số 2, chi tiết thủ tục, hồ sơ như thế nào, cơ quan nào cấp và làm ở đâu. Có mấy loại lý lịch tư pháp, có đăng ký được online không?… Trong bài này, GIG sẽ cung cấp chi tiết nhất cho quý vị những thông tin quan trọng trong quá trình làm thủ tục lý lịch tư pháp số 1 và 2 cần chuẩn bị những gì.

Thủ tục đăng ký làm mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1-2 Online A-Z - GIG
Thủ tục đăng ký làm mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1-2 Online A-Z – GIG

Khái quát về lý lịch tư pháp

Trước tiên chúng ta tìm hiểu về lý lịch tư pháp là những giấy tờ gì? Lý lịch tư pháp là giấy tờ dùng để chứng minh cá nhân có hay không những án tích bị cấm hay không về việc đảm nhiệm chức vụ, quản lý, thành lập của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.

Lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp. Theo như quy định tại điều 41 Luật lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay được chia làm 2 loại chính đó là: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Vậy sự khác nhau giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì? Hãy cùng GIG tìm hiểu phần tiếp theo.

Lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Cấp cho ai? Cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Cấp cho cá nhân: nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống thông thường như làm hồ sơ xin việc, làm giấy phép lao động,…

Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân.

Cấp cho cơ quan tố tụng: nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Mục đích Cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội: nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong phần án tích phiếu chỉ ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa.

Cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Nội dung Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu. Trong phần án tích phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa.

Ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ủy quyền Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Tại sao phải làm lý lịch tư pháp số 2

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho những đối tượng nào?

Phiếu này sẽ được cấp cho:

– Người có quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.

– Người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài.

– Và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

GIG sẽ cung cấp những thông tin về Thủ tục làm lý lịch tư pháp, để giúp quý vị có được những thông tin hữu ích nhất trong việc làm lý lịch tư pháp, GIG gửi đến quý vị  những loại giấy tờ cần thiết bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Theo Luật Lý lịch tư pháp, quá trình yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ được thực hiện theo mẫu tờ khai số 03/2013/TT-LLTP và mẫu số 04/2013/TT-LLTP. Bao gồm:

– Một bản sao giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.

– Một bản sao Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Giấy chứng nhận thường trú/tạm trú của người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp (nên mang theo bản chính để tiện trong việc đối chiếu).

– Nếu ủy quyền cho người khác đi làm thủ tục hộ thì phải trình Văn bản ủy quyền (Nếu người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Và văn bản ủy quyền này phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp

– Một bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người được ủy quyền.

Lưu ý:

– Chỉ khi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới có thể được ủy quyền người khác đi thay, phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền.

– Nếu người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hay giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định”.

Như vậy, cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 44 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 là các đơn vị trên, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị gì trước khi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm?

Hồ sơ xin lý lịch tư pháp số 2 gồm những gì?

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (đã được chứng thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (đã được chứng thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).
  • Bản sao sổ hộ khẩu của người được cấp phiếu Lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú trước khi xuất cảnh (trường hợp không còn tên trong sổ hộ khẩu gia đình).
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ và giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền. Có 2 trường hợp sau:
  1. Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp bản chụp chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
  2. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì phải nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.

Làm lý lịch tư pháp số 2 làm ở đâu?

Địa chỉ làm lý lịch tư pháp:

– Nếu quý vị có hộ khẩu ở TPHCM, có thể đến trực tiếp Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ 141-143 Pasteur, Quận 3 để nộp đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.

– Nếu quý vị có hộ khẩu ở Hà Nội thì sẽ nộp đơn tại 221 Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông để đăng  ký lý lịch tư pháp Hà Nội.

– Nếu ở các tỉnh thành khác, có thể liên hệ Sở tư pháp ở tỉnh thành trên hộ khẩu để xin phiếu lý lịch tư pháp.

– Trường hợp có hộ khẩu tỉnh nhưng không tiện về địa phương để làm lý lịch tư pháp, quý vị có thể nhờ người thân ở địa phương hỗ trợ làm và gửi lên.

Vậy làm lý lịch tư pháp ở đâu TPHCM nếu quý vị có hộ khẩu tỉnh, không tiện về địa phương và cũng không có người thân để nhờ hỗ trợ? Trường hợp này quý vị có thể đến trực tiếp Quầy số 2, Bưu điện TP.HCM – 125 Công Xã Paris, Quận 1 để được hỗ trợ làm phiếu lý lịch tư pháp.

Lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu?

Thời hạn phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được quy định rõ ràng, thống nhất mà vẫn phải phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

Bên cạnh đó, sau khi làm thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2 hoàn tất, nhiều khách hàng tại GIG với mong muốn được định cư tại châu Âu thì phải có thêm một thủ tục quan trọng nữa sau lý lịch tư pháp số 2 đó là công chứng dịch thuật. Vậy công chứng dịch thuật là gì? Và làm trong thời gian bao lâu? Cùng GIG tìm hiểu phần tiếp theo.

Công chứng dịch thuật là gì?

Là dịch vụ chuyển ngôn ngữ của những tài liệu có con dấu pháp lý của một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó sang một ngôn ngữ đích theo nhu cầu của khách hàng (dịch thuật). Sau đó, những tài liệu này sẽ được đưa đến Phòng Tư pháp (thường là của Nhà nước) để chứng thực rằng bản dịch đó là chính xác so với tài liệu gốc (công chứng) có chữ ký của người dịch (đã được niêm yết tại phòng Tư pháp).

Thời gian công chứng dịch thuật trong bao lâu?

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ dịch thuật: Nói chung, thời gian thực hiện để dịch một tài liệu thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong bài viết ngắn này, chúng tôi tóm tắt một số điều quan trọng nhất cần lưu ý.

Sự chuyên nghiệp của người dịch thuật:

Một người dịch thuật chuyên nghiệp có thể dịch khoảng 2.000 từ mỗi ngày. Ngôn ngữ ‘nguồn’ là ngôn ngữ gốc mà tài liệu được viết và ngôn ngữ ‘đích’ là ngôn ngữ mà quý khách muốn dịch sang ngôn ngữ đó. Ví dụ, nếu quý khách cần một bản dịch tiếng Việt sang tiếng Anh, tiếng Việt sẽ là ngôn ngữ nguồn và tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ đích. Vì vậy, để tính toán sẽ mất bao lâu một người dịch duy nhất dịch tài liệu của quý khách, chỉ cần chia số lượng từ trong tài liệu của quý khách cho 2000 và bạn có số ngày cần thiết.

Nếu một người dịch thuật chuyên nghiệp, có kinh nghiệm dịch thuật tiếng Anh – Việt lâu năm tất nhiên sẽ thực hiện một bản dịch chính xác nhanh chóng hơn với một người mới vào nghề hoặc không có nền tảng đào tạo vững chắc. Tuy vậy, đây cũng không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến thời gian dịch thuật tài liệu.

Sự phức tạp của tài liệu đang được dịch:

Các tài liệu pháp lý, kỹ thuật phức tạp, tài liệu chuyên ngành thường mất nhiều thời gian hơn các văn bản đơn giản hơn vì người dịch sẽ cần thường xuyên truy đòi tài liệu tham khảo để đảm bảo tính chính xác. Nên thời gian dịch thuật không xác định chính xác được.

Ngoài cách đăng ký thông thường, quý vị còn có thể tham khảo thêm cách làm lý lịch tư pháp online trực tuyến sau đây, theo GIG đánh giá thì nó vô cùng tiện lợi.

Quy trình của hình thức khai lý lịch tư pháp online

Trước đây, khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, quý vị  phải đến trực tiếp cơ quan Tư pháp để làm thủ tục, nộp hồ sơ, chờ ngày hẹn để đến lấy kết quả. Quá trình này phải tốn nhiều thời gian, thậm chí có trường hợp phải đi lại nhiều lần do thiếu thông tin hoặc có sai sót.

Hiện nay, với việc triển khai đăng ký, cấp, trả kết quả làm lý lịch tư pháp online, quý vị vẫn có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến tại nơi để đăng ký. Trước tiên, quý vị truy cập trang web của nhà nước tại đây: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/ và tiến hành khai mẫu lý lịch tư pháp trực tuyến, nhập đầy đủ thông tin và cung cấp các giấy tờ yêu cầu theo tài liệu hướng dẫn cho khách hàng chi tiết nhất ở link sau đây: File Hướng dẫn đăng ký phiếu lý lịch tư pháp số 2 trực tuyến.pdf. Sau đó lựa chọn dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển phát kết quả tại nhà. Sau khi có kết quả, nhân viên bưu chính sẽ đến địa chỉ mà quý vị đăng ký để thu hồ sơ cũng như trả kết quả. Đúng là rất tiện lợi phải không. Hi vọng những thông tin GIG cung cấp sẽ giúp quý vị hiểu được cách đăng ký lý lịch tư pháp nhanh chóng nhất.

Hình thức làm thủ tục  lý lịch số 2 ngoài hình thức trực tiếp, online thì có thêm hình thức làm qua bưu điện để đảm sự nhanh chóng, giúp quý vị không tốn nhiều thời gian. Hãy cùng GIG tìm hiểu phần tiếp theo ngay sau đây.

Lý lịch tư pháp làm qua bưu điện như thế nào?

Hiện nay, hầu hết mọi người đều nhận thấy khi sử dụng dịch vụ làm lý lịch tư pháp qua bưu điện thủ tục đều vô cùng dễ dàng, tiện lợi. Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký PLLTP trực tuyến (Đề án 19), cả nước đã có 60/63 Sở Tư pháp triển khai phương thức cấp PLLTP qua dịch vụ bưu chính (trong đó có 11 Sở Tư pháp được giao thực hiện thí điểm, 49 Sở Tư pháp chủ động thực hiện thí điểm).

Tính từ khi triển khai Đề án 19 đến 31/10/2017, các Sở Tư pháp đã tiếp nhận và giải quyết 300.634 trường hợp cấp PLLTP qua dịch vụ bưu chính.

Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện cần giấy tờ gì?

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP) được điền đầy đủ thông tin. Có giấy  tờ khai xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, và yêu cầu bắt buộc phải được chứng thực chữ ký.

– Giấy CMND bản sao hoặc hộ chiếu còn giá trị của người yêu cầu cấp phiếu

– Sổ hộ khẩu bản sao có công chứng, giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ thường trú, thẻ tạm trú.

– Phiếu đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ đường bưu điện (Mẫu số 01/2014/LLTP).

Nộp hồ sơ

Nộp qua bưu điện: Sẽ có nhân viên Bưu điện VNPost đến địa chỉ của quý vị và tiếp nhận hồ sơ, phí dịch vụ bưu điện nộp về Sở Tư pháp.

Hiện nay, nhu cầu Định Cư Châu Âu lấy Thẻ Xanh cho cả gia đình của các công dân Việt nam vẫn đang ngày một tăng, trong suốt thời gian qua GIG đã giải quyết và hỗ trợ thành công cho rất nhiều khách hàng có nhu cầu An Cư – Lạc Nghiệp – Toàn Cầu, nếu quý vị cần kết nối hỗ trợ trực tiếp với chuyên gia của GIG thì có thể kết nối trực tiếp ở đây:

Trên đây là những thông tin GIG muốn chia sẻ cho quý vị cách làm thủ tục lý lịch tư pháp số 2. Hi vọng với những gì GIG cung cấp quý vị sẽ biết thêm những thông tin cần thiết, thủ tục đơn giản để hoàn thành lý lịch tư pháp số 1 và số 2 nhanh nhất.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 2 & 1

Lý lịch tư pháp mẫu số 1 có liên quan đến lý lịch tư pháp số 2 không?

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ được cấp khi xin việc làm tại Việt Nam, xin giấy phép lao động cho đối tượng là người nước ngoài, khi bổ sung hồ sơ để xin việc ở các công ty,… Phiếu số 1 sẽ giúp quý vị biết được nội dung lý lịch tư pháp của bản thân hoặc cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho :

– Người có quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.

– Người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài.

– Và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Mẫu lý lịch tư pháp số 2 là gì?

  • Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân muốn biết được nội dung lý lịch của mình
  • Nội dung thông tin của cá nhân trong phiếu được cấp bao gồm: nơi sinh, ngày sinh, họ và tên, giới tính, quốc tịch, nơi cư trú, số CMND hoặc Passport, họ tên thân nhân cha, mẹ, vợ hoặc chồng.
  • Tình trạng án tích:

Đối với người chưa bị kết án thì ghi “không có án tích”.

Đối với người đã bị kết án thì ghi là “có án tích” và nêu chi tiết các thông tin theo thời gian của án tích đã xóa, chưa xóa, quyết định của Tòa án.

Thông tin cấm đảm nhiệm thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

Người không bị cấm thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Nếu bị cấm thì ghi các thông tin chi tiết việc cấm đảm nhiệm, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.

Download mẫu lý lịch tư pháp số 2 ở đâu?

Để download mẫu lý lịch tư pháp số 2, quý vị hãy Download ở đây

Làm lý lịch tư pháp mất bao lâu?

Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.

Hướng dẫn Làm lý lịch tư pháp trực tuyến online như thế nào?

Hiện nay, quý vị có thể đăng ký thông tin xin cấp lý lịch tư pháp online trước khi đến nộp hồ sơ bằng cách vào website: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/ điền đầy đủ thông tin để lấy số hẹn. Sau đó khi đã có lịch hẹn, quý vị mới mang hồ sơ trực tiếp đến nộp. Hướng dẫn chi tiết cách điền thông tin trực tuyến: Tại đây.

Những ai cần làm Phiếu lý lịch tư pháp?

Đối tượng cần làm phiếu lý lịch tư pháp bao gồm: Người Việt Nam đang làm việc và học tập tại Việt Nam có nhu cầu cấp PLLTP; Người Việt Nam đang học và làm việc ở nước ngoài; Người nước ngoài đã và đang cư trú và làm việc tại Việt Nam.

ĐẶT CÂU HỎI ĐẾN CHUYÊN GIA CHÚNG TÔI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhận tài liệu định cư miễn phí

GỬI BỘ TÀI LIỆU VỀ
CHƯƠNG TRÌNH NÀY CHO TÔI

”Hệ thống sẽ gửi cho quý khách bộ tài liệu liên quan đến Giáo Dục Cho Con Toàn Cầu hiện nay”

“Hệ thống sẽ Gửi Email và SMS thông báo cho quý khách link tải bộ tài liệu sau khi nhấn gửi”

GỬI CV ĐẾN CHUYÊN GIA

Gửi câu hỏi tới chuyên gia chúng tôi

Hãy để lại thông tin cho chúng tôi, chuyên gia chúng tôi sẽ kết nối tới các bạn trong vòng 24h đồng hồ. Cảm ơn!

Gửi câu hỏi tới chuyên gia chúng tôi

KẾT NỐI